LỊCH SỬ CHỮ QUỐC NGỮ ( 1615 - 1919)
Cuốn sách tập trung vào việc khai thác lịch sử của ngôn ngữ.

NỘI DUNG CUỐN SÁCH
Trong tác phẩm, Phạm Thị Kiều Ly đã chứng minh một các thuyết phục rằng mục đích của việc sử dụng chữ quốc ngữ đã biến đổi ra sao trong suốt chiều dài lịch sử của nó: từ một phương tiện học tiếng của các linh mục châu Âu trong bước đầu hội nhập, chữ viết này dần biến đổi trong môi trường giáo sĩ để trở thành phương tiện giao tiếp giữa các linh mục châu Âu với các linh mục bản xứ.
Nhưng tác phẩm này không chỉ tập trung vào lịch sử ngôn ngữ - chính xác hơn là tập trung vào khía cạnh ngữ học truyền giáo tại châu Á như Otto Zwartjes và những người khác quan niệm - và cuốn sách này còn đề cập đến các liên kết mà lịch sử nội tại của Việt ngữ ( mô hình ngữ pháp hóa ) gắn với lịch sử chính trị và văn hóa của đất nước ( lịch sử khách quan của nó).
Tác phẩm còn cho thấy mối quan tâm sâu sắc đối với lịch sử của chính ngôn ngữ, đối với âm vị học lịch sử của tiếng Việt. Và ở đây, bên cạnh những phẩm chất của một nhà sử học nghiên cứu ngôn ngữ, Phạm Thị Kiều Ly cũng chứng tỏ những phẩm chất không thể phủ nhận của một nhà ngôn ngữ học.
Cô cho rằng nếu phương pháp ghi tiếng Việt mà các tu sĩ dòng Tên sử dụng đã không được xác minh trong một thời gian dài thì đó không chỉ do tài liệu viết mà họ sử dụng không đồng nhất mà còn do họ đã ghi ngôn ngữ từ những người đến từ nhiều vùng khác nhau của Đại Việt, do đó các biến thể chữ viết của Dictionarivm - một công trình tổng hợp dữ liệu nhặt nhạnh trong ba mươi năm - tương ứng với một phần các biến thể phương ngữ. Những biến thể mà tác giả cố gắng xác minh một các có hệ thống hầu như không còn tồn tại nữa.
Ngoài ra, cuốn sách này còn trình bày nghiên cứu ngôn ngữ học lịch đại một các thực thụ. Một mặt nghiên cứu cho thấy những dữ liệu mà Alexandre de Rhodes cung cấp giúp ta tiếp cận trạng thái ngôn ngữ, đó là hình thái của tiếng Việt thời trung đại; mặc dù mang tính lịch sử những quan điểm được chấp nhận đó vẫn có tính đồng đại.
CUỐN SÁCH DÀNH CHO ĐỐI TƯỢNG NÀO?
Cuốn sách "Lịch sử chữ Quốc ngữ" là một tài liệu học thuật và giáo dục, có thể hữu ích cho nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm:
Những người đang học các ngành ngôn ngữ học, văn học, và lịch sử. Cuốn sách cung cấp thông tin chi tiết về sự phát triển của chữ Quốc ngữ, giúp họ hiểu rõ hơn về ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam.
Nhà nghiên cứu: Các nhà nghiên cứu về ngôn ngữ học, văn hóa, và lịch sử Việt Nam sẽ tìm thấy trong cuốn sách những dữ liệu quan trọng và các phân tích chuyên sâu về quá trình hình thành và phát triển của chữ Quốc ngữ.
Người yêu thích lịch sử và văn hóa: Cuốn sách cũng dành cho những ai có hứng thú với lịch sử và văn hóa Việt Nam, muốn hiểu rõ hơn về nguồn gốc và sự phát triển của chữ viết mà người Việt đang sử dụng.
Cuốn sách "Lịch sử chữ Quốc ngữ" không chỉ giới hạn cho những đối tượng chuyên môn mà còn mở rộng cho bất kỳ ai quan tâm đến sự phát triển của ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam.
CUỐN SÁCH CÓ GÌ ĐẶC BIỆT?
Cuốn sách công phu nhất về chữ quốc ngữ từng được xuất hiện.
Lịch sử chữ quốc ngữ, ( 1615 - 1919 ) - xuất bản ở Pháp năm 2022 - là một thành tựu nghiên cứu đầy thách thức của Phạm Thị Kiều Ky , nhằm mang đến cái nhìn toàn cảnh nhất có thể về lịch sử chữ quốc ngữ
Phong cách viết cuốn hút: Tác giả Phạm Thị Kiều Ly đã sử dụng phong cách viết lôi cuốn, dẫn dắt người đọc qua các dòng chảy trôi chảy, giúp độc giả dễ dàng tiếp thu những thông tin phức tạp một cách thú vị.
ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CUỐN SÁCH
“ Các thay đổi về ngữ âm sau này có ảnh hưởng đến tiếng Việt cũng được Phạm Thị Kiều Ly mô tả trong tác phẩm của mình thông qua những giai đoạn trung gian với minh chứng là các cuốn từ điển ra đời liên tiếp trong thế kỷ XVIII ( Pigneaux de Béhaine), đầu thế kỷ XIX ( Taberd) và cuối thế kỷ XIX ( Aubaret, Theurel, v.v…). Phương pháp tiến hành ở đây mang tính nối tiếp, tuy nhiên, thay vì tập trung vào một giai đoạn rộng hơn, dù ít tài liệu cần được phân tích hơn và cho đến nay vẫn bị coi nhẹ nhưng xứng đáng được làm rõ, trên hết vì quá trình phát triển vẫn diễn ra trong một thời gian dài, những chuyển hóa của hệ thống vần và nhất là các phụ âm là nền tảng của tiếng Việt ngày nay. Dưới góc độ này, công trình của Phạm Thị Kiều Ly sẽ là một dấu son.
Dan Savatovsky
( Đại học Sorbonne Nouvelle,
Viện Nghiên cứu Lịch sử các lý thuyết ngôn ngữ)
TRÍCH ĐOẠN HAY TRONG CUỐN SÁCH
CHỮ QUỐC NGỮ: MỘT TRƯỜNG HỢP ĐỘC ĐÁO TẠI ĐÔNG Á
Tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập, có thanh điệu, thuộc nhóm Việt-Mường ( hay còn gọi là Vietic) của ngữ hệ Nam Á, điểm độc đáo của nó so với các ngôn ngữ của các nước thuộc lục địa Viễn Đông là có một hệ thống chữ cái kiểu La-tinh: chữ quốc ngữ. Chữ Hán vẫn được sử dụng trong các nghi lễ ( tôn giáo ) và hiện diện trên các di tích Phật giáo, nhât slaf ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam, nhưng chữ viết chính thống là chữ viết “ La-tinh hóa” dùng trong đời sống hằng ngày, trong báo chí và sách vở hoặc trong giảng dạy. Việc sử dụng một bảng chữ cái vay mượn phần lớn từ bảng chữ cái La-tinh và nhiều ngôn ngữ nhóm Roman mà chủ yếu từ bảng chữ cái tiếng Bồ Đào Nha, là một hiện tượng hiếm gặp ở các quốc gia châu Á chịu ảnh hưởng về chính trị và văn hóa Trung Hoa và thấm nhuần Khổng giáo. Bảng chữ cái độc đáo này được sáng tạo vào nửa đầu thế kỷ XVII nhờ công lao của các nhà truyền giáo dòng Tên cư trú ở Đàng Trong, rồi Đằng Ngoài, ( bên cạnh việc tạo ra bảng chữ cái), họ còn tiến hành thêm các công trình mô tả tiếng Việt - những công trình liên quan đến thứ gọi là ngữ pháp hóa.
GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ
Phạm Thị Kiều Ly - Giảng viên Trường Khoa học liên ngành và Nghệ Thuật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Thành viên viện Nghiên cứu Lịch sử các lý thuyết ngôn ngữ - Trung tâm nghiên cứu khoa học Quốc gia Pháp.
Tác giả bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đại học Sorbonne Nouvelle ( Pháp -2018 )về lịch sử chữ quốc ngữ, lịch sử ngữ pháp tiếng Việt và ngữ học truyền giáo.
Các tác phẩm chính: 100 câu hỏi về lịch sử chữ quốc ngữ ( sắp xuất bản); Người Việt gọi tôi là Cha Đắc Lộ - Hành trình sáng tạo chữ quốc ngữ; Histoire de l'ecriture romanisée du vietnamien ( 1615-1919)
Hãy là người đầu tiên nhận xét
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.